Kiểm tra an toàn máy khoan cọc

Liên hệ


  

Nội dung chi tiết:

Kiểm tra an toàn máy khoan cọc nhồi

Máy khoan cọc nhồi:

1.Sơ lược về máy cơ sở:  

-          Đối với máy khoan cọc nồi chuyên dụng thì máy cơ sở chỉ đơn thuần là cần trục bánh xích cần cột buồm có góc cần 90 độ không thay đổi. Ở đây vẫn phải xếp thiết bị là cần trục bánh xích vì trên máy cẫn có đầy đủ hệ thống tang tời và nhiệm vụ chính là nâng đầu khoan.
bauer     
sany

sany
    soilmech

 -          Đối với máy khoan cọc nhồi không chuyên là loại máy khoan mà máy cơ sở được dùng từ các cần trục bánh xích( cẩu bánh xích) loại máy khoan cọc nhồi này được dùng nhiều hơn vì đa năng hơn( có thể cẩu, có thể khoan cọc nhồi, có thể đóng cọc).
alt     

Kiểm định máy khoan cọc nhồi, Kiểm định soilmech, kiểm định máy Bauer, kiểm định máy sany, soilmech, bauer, kiểm định KH100, Kiểm định Kh125, kiểm định Kh150, kiểm định kh180, kiểm định ED4000, kiểm định ED550, kiểm định DH300, kiểm định DH350, kiểm định Hitachi, Kiểm định nippon, kiểm định Kobelco 7030, kiểm định Kobelco 7045, kiểm định Kobelco 7055, kiểm định Kobelco 7065, kiểm định bauerBG28, kiểm định bauer BG 32, kiểm định bauer BG 36, kiểm định Sumitomo.

 2.Kiểm định máy khoan cọc nhồi:

 -          Kiểm định an toàn máy cơ sở:  kiểm định theo quy trình kiểm định thiết bị nâng.

 -          Kiểm tra an toàn đầu khoan cọc nhồi: Kiểm tra vận hành anh toàn của đầu khoan.

3.Các loại đầu khoan:

a.Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào:

 Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào bao gồm hệ thống cần (trục) khoan và đầu mũi khoan (gầu khoan). Toàn bộ hệ thống này thường được lắp vào cần trục bánh xích nặng khoảng 30 đến 80 T, chủ yếu sử dụng động cơ thuỷ lực. Cần khoan làm bằng thép gồm 3 đến 5 đoạn lồng vào nhau như cột ăng ten, chiều dài cần từ 12 m đến 18 m. Khi khoan các đoạn phía trong tự thò ra cho đến khi ra hết cả 5 đoạn, chiều sâu khoan từ 30 m cho đến 64 m. Gầu khoan hình thùng phuy có đường kính các loại từ 600 mm đến 2.000 mm. Các loại máy khoan cọc nhồi dùng tại Việt Nam chủ yết là của các hãng HITACHI, NIPON, SUMITOMO v.v. do Nhật Bản sản xuất.

 Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Nếu dùng máy khoan nguyên chiếc nhập từ nước ngoài về thì quả là khó khăn đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy đã có một số đơn vị đưa ra giải pháp chỉ nhập máy cẩu trục về và chế tạo phần đầu khoan tại Việt Nam cho giảm giá thành thu hồi vốn nhanh mà chất lương không kém của ngoại,chủng loại phong phú

b.Máy khoan cọc nhồi kiểu bơm phản tuần hoàn:

 Đây là phương pháp tạo lỗ đặc biệt, khác với kiểu thông thường vốn lấy đất lên trực tiếp bằng thiết bị khoan hay đào và tuần tự sau mỗi lần khoan đào. Ở phương pháp bơm phản tuần hoàn việc tách đất hố đào ra khỏi nền đất, và việc lấy đất từ dưới hố lên được thực hiện đồng thời nhưng do hai bộ phận thiết bị khác nhau thực hiện: việc tách đất nền và làm tơi nhỏ đất mùm khoan thành bùn có thể thực hiện bằng các phương pháp sói rửa, khoan hay đào, còn việc lấy đất mùn khoan được thực hiện bằng hệ thống bơm hút công suất lớn. Hệ thống bơm này hút toàn bộ đất mùm khoan đã được hòa với dung dịch bentonite (dung dịch giữ thành hố đào) thành bùn lỏng, theo đường ống (trong phương pháp khoan, hệ đường ống này chính là cần khoan) đưa lên mặt đất trên miệng hố đào. Trong phương pháp này dung dịch Bentonite chứa đựng trong lòng nó một lượng đất rất lớn lấy từ hố đào lên, nên không thể dùng lại được như kiểu tạo lỗ thông thường, do đó mới gọi phương pháp tạo lỗ đặc biệt này là phản tuần hoàn. Ở kiểu thông thường dung dịch bentonite ra khỏi hố đào chỉ chứa lượng đất cát ít hơn rất nhiều, do phần lớn đất đã được vét lên riêng rẽ rồi, nên được thu hồi lại, rồi được xử lý lọc cát sạn, sau đó lại được bơm trở lại hố đào để tiếp tục dùng lại vài lần, tạo ra một vòng tuần hoàn dung dịch bentonite.

 Lưỡi cắt đất dạng chân vịt tàu thủy (tức là dạng cánh quạt) khoan vào trong đất nhờ gắn vào đầu cần khoan, là các đường ống bơm, xoay tròn. Sau khi đất đã được làm tơi nhỏ thành mùn khoan, thì được máy bơm hút công suất lớn, bơm lên trên mặt đất cùng với dung dịch giữ thành hố đào qua đường cần khoan.

c.Máy khoan tuần hoàn.

 Tính từ đáy lỗ khoan lên thì các bộ phận lắp với nhau theo thứ tự sau: Mũi khoan, quả chuỳ, các đoạn cần khoan có tiết diện hình vành khăn, đoạn cần khoan có tiết diện hình chữ khẩu (1 đoạn), khớp vạn năng, ống mềm dẫn dung dịch bentônit, máy bơm(hoặc máy hút).

 Khớp vạn năng có lắp quai móc vào móc của palăng cáp để nâng hạ khi cần thiết, mặt bích trên của khớp vạn năng lắp cố định với ống mềm, mặt bích dưới của khớp vạn năng quay cùng với đoạn cần có tiết diện hình chữ khẩu.

 Đoạn cần có tiết diện chữ khẩu dài hơn các đoạn cần có tiết diện vành khăn để dễ dàng cho việc lắp thêm các đoạn cần khi tăng dần độ sâu.

 Đoạn cần có tiết diện hình chữ khẩu trượt trong mâm quay có lỗ hình vuông tương ứng. Khi mâm quay được dẫn động quay thì truyền momen cho đoạn cần có tiết diện chữ khẩu và làm cho các bộ phận lắp dưới đoạn này (gồm các đoạn cần khoan có tiết diện vành khăn, quả chùy và mũi khoan) quay theo.

 Mũi khoan của loại máy này có hai loại, khoan đất và khoan đá. Mũi khoan đất có các các hàng răng cắt để cắt đất. Mũi khoan đá có nhiều quả chòng nhỏ có trục quay trên mũi khoan, mỗi quả lại có nhiều răng nhỏ bằng thépchịu va đập chịu mài mòn. Khi mũi khoan quay thì các răng nhỏ này miết vỡ đá dưới đáy lỗ khoan.

 Quả chùy có tác dụng tạo lực đè lên mũi khoan.

d.Máy khoan xoắn ruột gà

 Gồm máy bánh xích cơ sở, đỡ trụ khoan, trên đầu trụ có thanh ngang đầu trụ, cụm dẫn động gồm động cơ thủy lực qua rôtô. Hộp giảm tốc làm quay trục khoan và ruột gà theo hướng bệ dẫn. Trục khoan quay tròn kéo theo mũi khoan cũng quay theo hình xoắn ruột gà, theo hình trôn ốc và nó đi sâu vào lòng đất. Đất được đẩy lên theo xoắn ruột gà.

 Thiết bị chủ yếu là máy khoan giống như cọc nhồi đường kính lớn. Cần khoan là mũi khoan (giống mũi khoan gỗ) cần khoan có dạng như ruột gà, khoan đưa đất lên bằng các cánh xoắn của cần khoan (khác với cọc nhồi phổ biến ở Việt Nam là khoan bằng gầu cắt và sử dụng cần Kellybar, khoan trong dung dịch). Trong cần khoan là một ống ở giữa để bơm bê tông.

 Sau khi khoan bê tông được bơm thông qua cần khoan có lỗ dưới mũi cần khoan, vừa bơm bê tông vừa rút cần.

 Công nghệ này chủ yếu dùng để khoan khô (không có dung dịch giữ thành). Công nghệ này ở nước ta chỉ thích hợp với địa chất các vùng miền núi, những vùng địa chất có mực nước ngầm thấp (theo mình nghĩ mực nước ngầm thấp hơn cả cao trình mũi cọc). Có thể khoan khi có dung dịch giữ thành, nhưng hình như rất hiếm gặp

 Hạn chế của công nghệ này là đường kính lớn nhất của cọc là 600 mm, bê tông sử dung là cốt liệu tương ứng vưói bê tông dùng để bơm, chiều dài cọc cũng chỉ có thể nằm trong khoảng 30 – 35 m. Nguyên nhân là để thi công theo công nghệ này do ma sát giữa đất và cần khoan là rất lớn, nên moment xoắn của thiết bị cần là lớn, do vậy muốn nâng kích thước (đường kính, độ sâu), đồng nghĩa với việc tăng lực xoắn của máy và trọng lượng của máy cơ sở điều này liên quan đến vấn đề hiệu quả kinh tế, mặt khác khi gặp chướng ngại vật thì vô phương. Chính vì vậy mà tuy có ưu điểm là đổ bê tông ở trạng thái khô (không trong dung dịch), và thành hố khoan ít bị phá huỷ nhưng công nghệ này không được phát triển do những hạn chế nêu trên.

e.Máy khoan cọc nhồi bằng ống dao động

 Nguyên tắc hoạt động: ống vách với chân cắt được kẹp chặt và dao động bởi các xilanh thủy lực với mômen xoắn từ 1660 đến 8350 KNm, ực ép từ 1530 đến 7250 KN . Nhờ đó, các ống vách được nối liên tiếp với nhau bởi các khớp nối đặc biệt sẽ khoan dần đến độ sâu cần thiết ( có thể tới 75 m). Lực ép và mômen có thể thay đổi, điều chỉnh hoặc giữ nguyên không thay đổi trong quá trình khoan . Đồng thời với quá trình khoan là quá trình lấy đất, đất đá được lấy ra khỏi lỗ khoan bằng các gầungoawmj rơi đặc biệt. Khi gặp đá cứng tới 45Mpa (có thể đến 250 Mpa), có thể dùng búa rơi để phá đá trước khi gầu ngoặm đất đá ra ngoài.

 

Loại máy này rất thích hợp khi thi công trên nền địa chất phức tạp, có thể thi công không cần chờ kết quả khảo sát, không cần xử lý khoan bằng benonite tốn kém. Và nguyên lý khoan bằng ống vách, lực khoan cắt đá đều theo phương tiếp tuyến răng ít bị hỏng hơn cách khoan bằng ruột gà. Nguyên tắc hoạt động máy khoan cọc nhồi kiểu quay tròn : Khác với cách khoan vách ống dao động ở chỗ vách xoay tròn 3600 theo một chiều nhất định với mômen xoay từ 1850 đến 4200 kNm và lực ép từ 181890 đến 3750 kN loại này do xoay tròn liên tục nên tốc độ nhanh hơn , đặc biệt khi khoan qua các lớp đất đá độ ma sát trên ống vách nhỏ hơn đáng kể. Ngoài ra do xoay 1 chiều nên răng cũng ít bị mòn hơn.

f.Máy khoan tường vá

Nguyên tắc hoạt động: dùng để khoan tường vách dạng răng được khoan đào với gầu ngoạm với lực kẹp rất lớn. Bề dày mặt tường vách có thể khoan từ 400 đến 1500 mm. Loại này được dùng cho các trường hợp không sử dụng cọc lam nền móng để tráng choán chỗ.

g. Một số loại máy hiện có tại Việt nam.

 Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều máy móc thi công cọc khoan nhồi. Như KH100, KH125, KH180, DH350,... của HITACHI ; ED4000, ED5500, rồi DH350, DH400... các máy này có ưu điểm là vừa khoan tạo lỗ được lại vừa làm việc như một cần trục nên rất cơ động chỉ có nhược điểm là khi khoan lỗ xong , đổ đất thì phải có một người nữa ngồi cạnh máy gạt nút để đất thoát ra khỏi gầu đào nên lãng phí một nhân công. Trong khi đó máy BG20,36,40... của hãng BAUER - CHLB Đức không cần người gạt nút mà tự đổ đất ra khỏi gầu,tiết kiệm được nhân công lại khoan được gần máy hơn do giá cần thẳng đứng.( theo http://ketcau.wikia.com).

Để lại lời nhắn
Họ tên
Email
Nội dung
 

Sản phẩm liên quan